Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định đầy đủ, chi tiết nhất
Vốn pháp định là một trong những điều kiện để thành lập doanh nghiệp ở một số ngành, nghề kinh doanh. Theo đó, vốn pháp định và vốn điều lệ là hai yếu tố không thể thiếu của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm về vốn pháp định với Luật Tuệ Minh và những thông tin mới nhất về vốn pháp định.
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu cần có khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ có mức vốn pháp định khác nhau. Vốn pháp định do cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được tính trên tổng vốn đầu tư. Theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 (sửa đổi năm 2000), mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư (trừ trường hợp khuyến khích đầu tư).
Dấu hiệu nhận biết vốn pháp định
Đối với doanh nghiệp trong nước, Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể mức vốn pháp định tối thiểu cho từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế sẽ có mức vốn khác nhau. Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vận tải hàng không cần vốn pháp định là 50 tỷ đồng. Trong khi đó, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển, hàng không là 10 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, căn cứ vào tổng vốn đầu tư để xác định vốn pháp định. Theo Luật Đầu tư 2014, Việt Nam quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào tổng vốn đầu tư. Trừ những trường hợp đặc biệt được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Quy định về mức vốn pháp định nhằm đảm bảo tài sản của doanh nghiệp hợp tác. Đặc biệt là những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro cho đối tác. Đồng thời, cũng hạn chế việc thành lập tràn lan các doanh nghiệp không có vốn nhưng vẫn hoạt động.
Đặc điểm của vốn pháp định
Vậy vốn pháp định có đặc điểm gì? Hãy cùng tìm câu trả lời dưới đây:
- Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp trong một số ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định.
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh được nêu trong các văn bản pháp luật như thông tư, nghị định,... hay các văn bản pháp luật.
- Thời điểm cấp giấy chứng nhận vốn pháp định: Doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận vốn pháp định trước khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Vốn kinh doanh và vốn góp của doanh nghiệp phải cao hơn vốn pháp định.
- Vốn pháp định và vốn điều lệ là hai loại vốn khác nhau.
Ý nghĩa của vốn pháp định
Pháp luật có những quy định rõ ràng, cụ thể về vốn pháp định trong các ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, khách hàng, đối tác trong lĩnh vực, ngành nghề đó.
Những ngành mà pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định đều là những ngành nhạy cảm. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Và hơn hết, nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước như kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản, v.v.
Các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ vốn pháp định cũng cho thấy họ có đủ tiềm lực kinh tế để phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này. Từ đó, chúng ta có thể đảm bảo an toàn cho lợi ích chính đáng của khách hàng, đối tác khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp.
Ngoài ra, cơ quan xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp phải luôn theo dõi vốn tự có hiện có của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn tự có của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm xuống dưới mức vốn pháp định. Ngoài ra, cơ quan cũng sẽ có những biện pháp quản lý cần thiết khi gặp phải tình trạng này. Người tiêu dùng, chủ nợ và đối tác cũng cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp trên để đảm bảo nguồn tài chính, tài sản của mình.
Danh sách những những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
Hiện nay, pháp luật quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định tối thiểu. Tổ chức/cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các ngành nghề sau cần chú ý đến mức vốn pháp định tối thiểu.
- Kinh doanh bất động sản: 20.000.000.000 đồng.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch: Từ 100.000.000 đến 500.000.000 đồng. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Môi giới chứng khoán: 25.000.000.000 đồng.
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8.000.000.000 đồng.
- Kinh doanh sản xuất phim: 200.000.000 đồng.
- Thành lập trường đại học tư thục: 500.000.000.000 đồng.
- Bán hàng đa cấp: 300.000.000 đồng.
- Cho thuê lại lao động: 2.000.000.000 đồng.
- Tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh: 10.000.000.000 đồng.
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2.000.000.000 đồng.
Và các tổ chức tín dụng:
- Công ty tài chính: 500.000.000.000 đồng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: 15.000.000 USD.
- Ngân hàng hợp tác: 3.000.000.000.000 đồng.
- Ngân hàng chính sách: 5.000.000.000.000 đồng.
- Ngân hàng thương mại: 3.000.000.000.000 đồng.
Điểm khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ
Để giúp bạn đọc phân biệt rõ ràng 2 loại vốn của doanh nghiệp là vốn điều lệ và vốn pháp định, sau đây là những tiêu chí để đánh giá sự khác nhau:
Tiêu chí |
Vốn pháp định |
Vốn điều lệ |
Phạm vi áp dụng |
Chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định được pháp luật quy định cụ thể. |
Bắt buộc đối với mọi ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty. Mọi thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm về số vốn mình đã góp hoặc cam kết góp. |
Quy định đối với mức vốn |
Quy định mức vốn tối thiểu đối với từng ngành. |
Không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định. |
Thời hạn |
Cần đáp ứng đầy đủ vốn pháp định theo yêu cầu trước khi được cấp giấy phép kinh doanh. |
Góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh. |
Sự thay đổi vốn |
Luôn cố định cho từng ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động. |
Có thể tăng hoặc giảm chi phí hoạt động kinh doanh. |
Văn bản quy định |
Có văn bản pháp luật quy định rõ ràng do cơ quan hành pháp ban hành. |
Thể hiện rõ mức vốn góp của các thành viên trong Điều lệ công ty. |
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì. Thông qua đó, các cá nhân/tập thể có ý định mở doanh nghiệp có thể tham khảo để chuẩn bị kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình một cách tốt nhất. Hãy tham khảo thêm các bài viết từ Luật Tuệ Minh để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Thông tin tác giả
Luật Tuệ Minh
Luật Tuệ Minh Hơn với 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật. Tham gia giải quyết nhiều vụ án phức tạp và tranh chấp thành công. Đã được vinh danh là "Luật sư tiêu biểu" năm 2018 do Hội Luật gia Việt Nam và cũng là hành viên nổi bật của Đội ngũ Luật sư hàng đầu của Công ty Luật ABC.